Sách giả về Tin giả

Ngày 1/9, toàn giới tinh hoa nhiếp ảnh hội tụ tại liên hoan ảnh phóng sự Visa Pour L’Image tại thành phố Perpignan, Pháp. Đêm đó, ngoài trời, màn hình lung linh hình ảnh một toán người túm tụm quanh máy tính trong một căn hộ thời Soviet, những con gấu đi dạo qua khu công nghiệp bị bỏ hoang. Đó là hình ảnh từ cuốn sách mới “Book of Veles” của Jonas Bendiksen, nhiếp ảnh gia thời sự lừng danh, người đã mò đến Bắc Macedonia, được coi là thủ đô của ngành công nghiệp tin giả từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Từ khán đài, nhìn các đồng nghiệp dán mắt vào ảnh của mình, Bendiksen thở dài hoang mang.

Hai tuần sau, một tài khoản Twitter có tên là Chloe Miskin đã gắn thẻ Bendiksen trong một tin nhắn buộc tội anh ta lừa đảo. Cô này từ nhận là sinh ra ở Veles và công bố “toàn bộ dự án này là một trò đùa” vì tác giả đã trả cho dân địa phương mỗi người $50 để họ tạo dáng chụp ảnh. Một giờ sau, nhà sản xuất phim người Anh Benjamin Chesterton, người thường xuyên phê phán công nghiệp chụp ảnh, đã dẫn lại lời buộc tội trên. Sau đó, Chesterton chợt nhận ra một trong những người theo dõi Chloe Miskin đã mặc một cái áo len chui đầu khá lạ mắt màu hồng, giống hệt áo của một người phụ nữ trong bức ảnh đứng trước quán ăn vặt trong Book of Veles. Ông nghi ngờ đăng tweet: “Tôi đang hình dung là Jonas, có thể là trong vài phút tới, sẽ thừa nhận là những người trong ảnh là do máy tính tạo ra, như một trò lừa sáng tạo trong cuộc chiến chống fakenews.” Đâu đó, sau khi đọc xong tin nhắn này, Bendiksen thở dài nhẹ nhõm.

Thực tế là Bendiksen đã dùng phần mềm để tạo ra con người trong ản. Ngày hôm sau, tổ chức nhiếp ảnh uy tín Magnum Photo đã đăng bài phỏng vấn Bendiksen, tiết lộ rằng mặc dù Jonas thực tế đã đến Veles, tất cả nhân vật và con gấu trong các bức ảnh đều được chế bằng phần mềm 3D vẫn hay dùng để tạo nên các nhân vật trong các trò chơi trực tuyến. Anh còn thừa nhận là phần dẫn chuyện của sách, miêu tả chuyến đi của anh, là do AI (trí tuệ nhân tạo) viết. Nhân vật Miskin cũng là giả nốt, được Bendiksen tạo để lấy cớ thừa nhận.

Anh đã thử đùa một chút, để khuấy động cuộc thảo luận trong giới nhiếp ảnh về ảnh hưởng ngày càng tăng của các công nghệ giả mạo. Việc anh có thể qua mắt các chuyên gia giỏi nhất trong giới, chỉ bằng các công cụ thông dụng, thật sự đáng ngại. “Tôi sợ hãi khi thấy những chuyên gia tinh mắt nhất cũng không phát hiện ra. Vậy đối với người thường, ngưỡng lừa đảo còn thấp thế nào!”

Bendiksen tất nhiên không phải là một kẻ gian lận. Năm 2006, anh đã xuất bản cuốn sách ảnh “Satellites” gây chấn động, ghi lại sự suy tàn của các nước Soviet cũ. Sau đó anh được nhiều giải thưởng và trở thành thành viên của Magnum (một tổ chức tập hợp các nhiếp ảnh gia tư liệu uy tín), có lúc còn là chủ tịch của tổ chưc này. Năm 2018, anh đọc được về trung tâm tin giả ở Veles, một thành phố thuộc Bắc Macedonia, Nam Tư cũ. Và bắt đầu chui vào hang thỏ.

Như nhiều người khác, Bendiksen cho rằng cuộc bầu cử 2016 đã tiết lộ rất nhiều sự thật khó chấp nhận trong thời đại số. Trực tiếp đến Veles, một thành phố kiểu “cộng sản cũ” mà anh đã khá quen thuộc, có lẽ sẽ giúp anh có quan điểm chính xác về fake news. Trên Internet, anh tìm ra một thông tin về thành phố mà có thể thêm mắm muối đậm đà vào câu chuyện: Vị thần lừa gạt của người Slavo, có tên là Veles, được nhắc đến trong một văn bản khảo cổ có tên là “The Book of Veles”, hóa ra mà một sản phẩm “tưởng tượng” của thế kỷ 20.

Thách thức mà anh phải đối diện là nền công nghiệp tin giả của thành phố đã bị các đợt thanh trừng của Big Tech đe dọa, nên rất khó tìm được người chụp ảnh. Cái khó ló cái không, anh tự hỏi liệu những kiến thức mà anh có về tạo ảnh có thể “bịa ra” những “người bịa chuyện” đủ tốt để qua mặt các đồng nghiệp không. “Tôi hoảng sợ với sáng kiến của mình, nhưng tôi hiểu là mình phải thử.”

Khi Bendiksen đến Veles những năm 2019 và 2020, anh cảm thấy sự lo lắng bồn chồn xen với cảm giác xưa cũ là được giải phóng. “Thông thường, bạn sẽ mất đa số thời gian để gặp gỡ mọi người, lần này dễ hơn nhiều. Tôi chẳng định đi gặp ai cả.” Khi đi trên những con phố tồi tàn, qua những nhà máy bỏ hoang, anh cố gắng tưởng tượng là bức ảnh như thế nào thì sẽ thỏa mãn người xem quen với những bức ảnh của anh. Tại mỗi địa điểm chụp ảnh, anh đều dùng một camera 360 độ bỏ túi, ghi lại ánh sáng xung quanh, để giúp anh trong quá trình tạo nhân vật giả sau này.

When he showed a few early images to fellow photographers and picture editors, “nobody caught it,” Bendiksen says. His approach had more in common with conventional photo manipulation and Hollywood special effects than with deepfake imagery, generated with machine learning, which has spurred concerns about a new wave of trickery.

Trong thời gian cả châu Âu bị nhốt trong nhà do Covid, Bendiksen bắt đầu “bịa” các nhân vật, trong căn hộ nhỏ của mình ở Nauy. Anh tải các mô hình 3D hay dùng trong game và phim ảnh, hình thành dàn diễn viên người, thú và đồ vật. Anh cẩn thật đặt các nhân vật của mình đúng cảnh quan và điều kiện ánh sáng ở những nơi anh đã chụp. Kỹ thuật của Bendikson gần với kỹ thuật thông dụng và các hiệu ứng điện ảnh kiểu Hollywood, hơn là là những công nghệ làm giả dựa trên học sâu mà công chúng đang lo lắng. Khi anh gửi mấy bức ảnh ban đầu của mình cho các đồng nghiệp và những người chỉnh sửa ảnh. “không ai phát hiện ra điều gì”. 

Càng làm càng tự tin, anh bắt đầu tự nghĩ ra những cảnh chụp từ trải nghiệm của mình. Những tòa nhà kiểu Soviet che dấu những cô gái xanh xao và các chàng trai ục ịch đang chế tin giả, trong phòng đầy các thiết bị máy tính cũ kỹ. Chỗ gác là những lính gác đội mũ sắt, cầm súng đằng sau các hàng rào thép gai. Một người phụ nữ chui ra khỏi cửa sổ xe trong một con hẻm tối tăm lát gạch đỏ. Anh cũng cố tình để lại nhiều dấu vết. “Tôi vứt vào nhiều mẩu bánh mì, để gợi ý là có gì đó sai sai.” Một gợi ý nữa là những con gấu, đã từng tràn vào thành phố 43000 dân này, đang thong thả dạo qua những nhà máy bị bỏ hoang và bảng hiệu của Sứ quán Nauy. Gấu cũng là một biểu hiện của thần lừa gạt Veles.

Để viết lời giới thiệu cuốn sách, Bendiksen chọn cách đánh lừa khác. Anh thu nhập thông tin về Veles từ những nguồn tin công khai của NYT, BBC… và đưa vào phần mềm chế văn bản GPT-2. Đưa ra nhiều mớm bài khác nhau, anh tạo ra những đoạn văn miêu tả các cuộc gặp với những đạo diễn “giả” ở Veles, trích dẫn từ dân đia phương, và đương nhiên là không thể thiếu những cuộc gặp gấu. Sau đó anh gom lại thành một bài viết có thể nói là sản phẩm người-máy, nhưng Bendiksen thừa nhận: “tôi không viết một chữ nào trong bài này.”

Đoạn văn này đã mở đầu cho cuốn Book of Veles của Bendiksen xuất bản vào tháng Năm. Sách có chứa 50 bức ảnh, xen với những trích dẫn do máy tính chế ra và in lại các phân tích hàn lầm từ cuốn sách “thật” Book of Veles. Chỉ vài người ở Magnum và nhà xuất bản Gos biết được bản chất của dự án này. Bởi thế nó được công bố theo tiêu chuẩn bình thường.

Tạp chí nổi tiếng LFI, do nhà sản xuất máy ảnh Leica sở hữu, đã để nguyên một trang trong số tháng Tám/Chín để giới thiệu về cuốn sách, ca ngợi các bức ảnh trong đó là “trí tuệ và hấp dẫn”, đưa ra “những bài học không dễ dàng về tiềm năng nguy hại của việc truyền bá thông tin số sai trái”. Trong chiến dịch quảng bá hồi tháng Bảy, Magnum đã bán bản sao bức ảnh đàn chim bay ngang qua một ngôi nhà chung cư buồn tẻ với bóng dáng 1 người đàn ông bên cửa sổ, với giá $100.

Thông thường thì Bendiksen hay công bố các bức ảnh của mình trong một tờ báo hay tạp chí lớn nào đó. Lần này anh từ chối các biên tập viên, vì chỉ muốn hạn chế “tiểu xảo” của mình trong giới nhiếp ảnh, chứ không phải công chúng. Nhưng anh đăng bài cổ súy cuốn sách, đưa các bức ảnh lên mạng xã hội, hy vọng là ai đó sẽ phát hiện ra sự “giả tạo”, hoặc tò mò tại sao gấu có thể đi lại ở một thành phố Bắc Macedonia. “Ngược lại, tôi chỉ nhận được like và vỗ tay,” và những tin nhắn ca ngợi bài viết do máy tính chế ra. “Khi đó tôi hiểu ra rằng, chúng ta đang gặp vấn đề. Tôi không biết dự án sẽ đi được bao xa và kéo dài bao lâu.” Anh bắt đầu chuẩn bị để hạ bệ chính mình.

Bendiksen dự trù sẽ bóc phốt bản thân ở một trong những sàn diễn uy tín nhất Liên hoan Visa Pour L’Image diễn ra ở Perpignan hè hàng năm. Anh đã gửi cuốn sách của minh từ đầu năm 2021, và ngạc nhiên khi nó được chọn để giới thiệu trên sàn với một video ngắn về các bức ảnh của anh. Để chuẩn bị, anh mua vé máy bay sang Pháp và chi $40 để mua một tài khoản Facebook giả có tên là Chloe Miskin.

Vừa hay, tài khoản này được cam kết là sẽ sử dụng ảnh đại diện do máy tính chế ra. Bendiksen bỏ mấy tuần để dựng hồ sơ tài khoản này cho giống với một nhiếp ảnh gia nghiệp dư nhiệt tình từ Bắc Macedonia. Anh gửi lời mời kết bạn đến hàng trăm người trong giới nhiếp ảnh. Nhiều người đã chấp nhận, trong đó có những phóng viên tạp chí và giám tuyển bảo tàng.

Khi đến Perpignan, Bendiksen cảm thấy nặng nề vì trò chơi hai mang này. “Tôi thấy đau bụng, nhưng tôi hiểu là phải chứng kiến trực tiếp cảnh những bức ảnh được trình diễn.” Anh tránh những cuộc gặp, ăn một mình và ngồi lỳ trong phòng. Vào đêm giới thiệu các bức ảnh của mình, anh đến sớm và ngồi rất xa trên khán đài, cố gắng giấu mình sau khẩu trang.

Ngày hôm sau, khi đã về Nauy, anh bắt đầu tấn công chính mình, cố gắng để câu chuyện phát lộ trước khi chương trình chính của Liên hoan kết thúc. Anh đăng nhập vào tài khoản Miskin, cáo buộc bản thân đã trả tiền bất hợp pháp để các đối tượng tạo dáng, và tuyên bố: “toàn bộ dự án này đích thị là fakenews”

Trớ trêu cho Bendiksen là post của “anh” không được nhiều người quan tâm. Anh bèn vào gây sự trong tất cả các nhóm chuyên nhiếp ảnh trên Facebook. Đa số đồng ý với những buộc tội, nhưng cho rằng cũng chẳng có gì sai lầm lắm trong việc trả tiền cho nhân vật để được chụp. Kế hoạch tự hại của anh bị lung lay. Bendiksen vội vã xây hình ảnh Miskin trên Twiter, và thật may mắn lọt vào con mắt cú vọ của Chesterton, người cuối cùng đã phát hiện ra sự giả tạo. Bendiksen thừa nhận: “tôi cảm giác như cất được cả gánh nặng.”

Anh gọi điện cho CEO của Magnum, Caitlin Hughes, người cũng như đa số trong công ty, chẳng biết gì cả. Vị giám đốc, đang đi dạo phố đêm với chồng ở London, sững sờ khi được biết công ty của bà, vừa bán một cuốn sách và các bức ảnh giả. “Tôi biết là anh ta đang làm gì đó bí mật, nhưng tôi không bao giờ ngờ được điều này. Toàn bộ ngành công nghiệp nhiếp ảnh tư liệu rúng động.” Ngày hôm sau, Magnum đưa lên website của mình bài phỏng vấn Bendiksen, tiết lộ toàn bộ sự thật về dự án cho giới nhiếp ảnh.

Jean-Francois Leroy, giám đốc lâu đời của Liên hoan VPL, ngớ ra khi biết show diễn uy tín của mình bị Bendiksen đùa bỡn, khi nhận được email về bài phỏng vấn này. Ông cay đắng thừa nhận. “Tôi biết Jonas đã lâu và luôn tin tưởng anh ta. Nhưng lần này tôi bị sập bẫy.” Thông thường, liên hoan luôn đòi hỏi tác giả phải gửi lại nguyên bản các bức ảnh chưa chỉnh sửa, nhưng họ đã không yêu cầu Bendiksen. “Tôi nghĩ là Jonas phải trao đổi trực tiếp với tôi để chúng tôi có thể nghĩ cách tiết lộ và thảo luận hậu quả của sự kiện này.” 

Những người khác nhìn nhận sự việc có vẻ ấm áp hơn. Julian Montague, một nghệ sĩ đồ họa ở Buffalo, NewYork, thấy rất hào hứng. Anh này đã mua cuốn sách của Bendikson vì quan tâm đến ngành sản xuất tin giả cũng như mỹ thuật của khối đông Âu. Anh thấy những bức ảnh của Bendikson, sần sùi và dưới ánh sáng ảm đạm, rất nghệ thuật, không hề giả tạo. Bây giờ anh nhìn chúng với con mắt khác, nhưng với cảm giác được thêm trải nghiệm chứ không phải bị lừa. “Thật là thú vị khi nhìn lại nhiếp ảnh với trải nghiệm mới như vậy. Tôi ngưỡng mộ thí nghiệm này, và đồng ý là chúng đã chỉ ra một tương lai thật đáng sợ.”

Chesterton, người khai mào cho vụ “đổ bể”, thì đánh giá “đây là một dự án tuyệt vời”, nhưng với lý do khác. Ông không cho rằng giá trị chính của dự án không phải là nêu lên quyền lực đáng sợ của tạo hình nhân tạo, mà là nó đã chỉ ra những nhược điểm của ngành công nghiệp nhiếp ảnh. Ông cũng thường xuyên sử dụng tweet và blog công ty mình để làm rõ các giả mạo và mờ ám trong ngành nhiếp ảnh tư liệu. “Ngành công nghiệp sẽ bắt đầu cãi nhau về máy tính và CGI, nhưng họ sẽ lờ đi việc nếu họ muốn lừa đảo, họ sẽ làm được vì không hề có cơ chế kiểm tra và giám sát.”

Bendiksen, too, won’t reveal all. All the people are fake, he says, but so are some animals, cars, and other objects. “All I can say is there’s something fishy in every image,” he says. “I don’t want to take the joy out of the hunt.”

Bendiksen, thừa nhận là sẽ thở phào quay lại làm nghề chân chính, hy vọng là sẽ tạo nên những suy nghĩ và thảo luận. “Tôi nghĩ là tôi đã làm khiếp vía nhiều người, cũng như tôi đã từng sợ hãi. Hy vọng đó là liệu pháp sốc để chúng ta nghiêm túc thảo luận về nó.”

Magnum vẫn đang chưa quyết định là có liên lạc lại với những khách hàng đã mua sách hoặc ảnh trước đó. Cuốn sách vẫn đang được bày bán mà chưa có đính chính chính thức về sự thật của dự án. Nhà xuất bản Gos cũng thế, ngoài việc nhắc đến một cách lờ mờ về sự đóng thế. Người phát ngôn của tạp chí LFI nói, các biên tập viên đang thảo luận để làm thế nào có thể thừa nhận rằng những gì họ công bố không hề miêu tả toàn bộ sự thật.

Bendiksen cũng chưa tiết lộ hết. Không chỉ tất cả con người là “giả”, mà đồ vật, xe cộ và nhiều thứ khác cũng “giả” nốt. “Tôi phải nói là trong mỗi bức ảnh đều còn những tình tiết giả. Hãy để cho mọi người săn tìm chúng như một thú vui.”

NTN dịch từ https://www.wired.com/story/true-story-bogus-photos-people-fake-news/ by Tom Simonite

A True Story About Bogus Photos of People Making Fake News | WIRED

Gấu qua đường trên nền nhà máy và núi non trùng điệp

two people outside a store

Người phụ nữ mặc áo chui đầu màu hồng, đã tiết lộ “sự thật” về bức ảnh

people around computer

Những nhân vật “giả” trong căn hộ “giả”

Facebook screenshot

Facebook của nhân vật giả Chloe Miski

Nguyễn Thành Nam (dịch giả)

Founder FUNiX là một trong 13 công thần sáng lập ra Tập đoàn FPT. Với chiến công lớn trong việc khai phá và phát triển xuất khẩu phần mềm cho Tập đoàn, anh Nam từng giữ chức CEO kiêm Chủ tịch HĐQT của FPT Software, kế đến là CEO FPT.

Nhắc đến “Nam già”, người ta nghĩ ngay tới vị thủ lĩnh phong trào của FPT, đồng thời là nhân vật biểu trưng cho văn hóa STCo FPT. Suy nghĩ khác người, nhiều mơ mộng, dí dỏm một cách thông thái và đặc biệt rất sáng tạo, anh Nam là dị nhân hàng đầu ở FPT. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm và quản lý, hiện anh Nam vẫn được tín nhiệm ở vai trò Cố vấn sáng tạo FPT.






Nếu bạn thấy hay, vui lòng chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *