Mạng xã hội và công cụ ở cấp độ vũ khí

Cô bạn mình nói “Cộng đồng mạng Việt như một đàn cá. Cứ vài ngày lại bơi về một hướng có mồi mới”. Những sự kiện lặp đi lặp lại gợi cho mình câu chuyện gây chấn động gần đây.

Có một ông giáo sư đại học ở bên Anh nghĩ ra được thuật toán giúp phân tích và dự đoán tâm lý con người dựa trên những hành vi của họ khi sử dụng Internet. Ông này chuyển giao thuật toán cho một startup để khai thác thương mại. Dịch vụ của họ là phân tích dữ liệu mạng, tìm ra các khách hàng cận biên (marginal customer), chạy quảng cáo dùng hình ảnh và nội dung được thiết kế chuyên nghiệp, bao gồm rất nhiều tin giả để tác động tâm lý đẩy để họ sang hẳn một bên theo ý của bên trả tiền.

Ban đầu startup này thông qua chi nhánh của mình bán dịch vụ cho NATO phân tích dữ liệu Facebook của giới trẻ Afghanistan, Iraq, Đông Âu… tìm những đối tượng giao động chạy quảng cáo tác động để họ không ra nhập lực lượng đối thủ hoặc tham gia các hoạt động chống lại phe đối lập… Mặc dù công cụ của họ bị chính phủ Anh xếp vào cấp độ vũ khí và cấm xuất khẩu, nhưng nhờ những bản hợp đồng bí mật, họ vẫn bán dịch vụ này cho các phe phái chính trị trên khắp thế giới để tác động vào các cuộc bầu cử. Ví dụ, họ chạy ad kêu gọi giới trẻ Trinidad & Tobago bỏ không đi bầu vì nhóm này có xu hướng bầu cho đảng gốc Phi. Kết quả là đảng đối lập gốc Ấn thắng cử. Với dịch vụ tuyệt hảo của mình, công ty này đã tham gia tác động lên các cuộc bầu cử ở Argentina 2015, Trinidad & Tobago 2009, Thailand 1997, Ấn Độ 2010, Malaysia 2013, Italy 2012, Kenya 2013, Colombia 2011, Nam Phi 1994, Ucraina 2004, Italy, 2012, Indonesia 1998…. (Theo phim The Great Hack). Hai thương vụ lớn nhất họ từng làm là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và cuộc trưng cầu dân ý cho Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời EU. Theo thông tin từ giới truyền thông thì công ty này đã thu thập được tới 5000 loại dữ liệu của mỗi cử tri Mỹ và họ chỉ cần thay đổi lá phiếu của hơn 77000 cử tri để thay đổi kết qủa bầu cử thổng thống. Không cần phải nói đến cách họ thắng lợi vang dội như thế nào. Và mức giá dịch vụ mà chiến dịch của Donald Trump phải trả, theo www.opensecrets.org, thì chỉ có $5,912,500.

Đến đây chắc ai cũng biết đó là công ty Cambridge Analytica. Các vụ bê bối sau đó đã bị phát hiện, công ty này đã tuyên phá sản và CEO bị điều tra hình sự nhưng vẫn được tại ngoại, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và trưng cầu Brexit vẫn có hiệu lực… Facebook cũng bị truy cứu và bị phạt 5 tỷ đô cho vụ này vì tội để cho đối tác khai thác thông tin người dùng và phát tán tin giả.

Sau khi bị vỡ lở, ông cựu CFO công ty này trả lời phỏng vấn đã nói đại ý là các công ty như Cambridge Analytica thì đầy, chỉ là chúng tôi bị đen thôi. Có lẽ ông ta nói đúng vì điều kiện để làm được dịch vụ này chỉ là có dữ liệu người dùng và có trong tay thuật toán phân tích hành vi. Cả hai thứ đều không phải ngoài tầm với của nhiều cao thủ ở Việt Nam hay tệ hơn, Trung Quốc hoặc các nước có quyền lợi đối lập khác.

Vậy nên, mỗi buổi sáng khi nhìn thấy news feed tràn ngập một tin gì đó, hãy tự đặt câu hỏi xem liệu có ai đó đang muốn gì ở mình không?

Đặng Việt Hùng (dịch giả)

Founder & CEO của Five Fishes Holding

Là người yêu công nghệ và doanh nhân khởi nghiệp. Luôn tìm cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Đã có nhiều sáng chế về y tế và công nghệ trong đó có 1 giải pháp hữu ích đã được cấp bằng. Anh Hùng cũng được biết đến là người sẵn sàng đầu tư đưa các ý tưởng mới vào cuộc sống và đang tiếp tục học hỏi để làm việc này hiệu quả hơn.



Nếu bạn thấy hay, vui lòng chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *